Lo tiền điện tăng đột biến, khách hàng muốn kiểm tra thì làm thế nào?

Trong tháng 4, nhiều khách hàng trên cả nước bất ngờ với số tiền điện tăngcao hơn bình thường. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra giải thích tiền điện tăng có thể đến từ nhiều nguyên nhân như điều chỉnh giá, nhu cầu sử dụng, thời tiết…

Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn hoài nghi khi tiền điện tăng từ 30-50% so với tháng trước. Để tiện theo dõi, người dùng điện có thể trực tiếp kiểm tra số công tơ và hóa đơn hàng tháng thông qua ứng dụng mà EVN xây dựng. Từ đó có thể tính toán tiền điện mà mình tiêu thụ để đối chiếu.

Khách hàng có thể theo dõi số điện tiêu thụ qua ứng dụng. Ảnh: L. H.

Theo đó, khách hàng có thể tải ứng dụng của EVN về điện thoại, sau đó đăng nhập bằng mã được cấp trên hóa đơn. Để lấy mật khẩu đăng nhập, khách hàng gọi đến tổng đài của Điện lực nơi mình sinh sống yêu cầu. Ví dụ gọi đến tổng đài điện lực Hà Nội là 19001288, trình bày các thông tin mã khách hàng, tiền nộp 2 tháng gần nhất, số điện thoại đăng ký trên hệ thống… để được cấp mật khẩu.

Khi đăng nhập, trong ứng dụng sẽ cung cấp các thông tin về lượng điện tiêu thụ hàng tháng, so sánh trước đó, cùng kỳ năm…

Khi biết các thông số, khách hàng có thể tự tính tiền điện thiêu thụ theo thang bậc điện sinh hoạt mà Bộ Công Thương công bố. Giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh vào 20/3 chia làm 6 bậc. Bậc 1 từ 0-50 kWh được tính giá 1.678 đồng/kWh. Bậc 2 được tính giá 1.734 đồng cho mức tiêu thụ 51-100 kWh. Bậc 3 giá bán là 2.014 đồng cho mức tiêu thụ 101-200 kWh.

Giá bậc 4 là 2.536 đồng cho 201-300 kWh; bậc 5 có giá 2.834 đồng cho 301-400 kWh; bậc 6 được tính 2.927 đồng cho 401 kWh trở lên.

Mức giá điện cũ và mới điều chỉnh từ 20/3. Ảnh: EVN.

Ví dụ, một hộ gia đình dùng 100 kWh, phải trả 83.900 đồng. Với hộ dùng 300 kWh, phải trả 635.600 đồng. Nếu lượng điện tiêu thụ tăng lên, khách cũng có thể tính được phần chênh lệch này hợp lý hay không.

Ví dụ hộ gia đình dùng 300 kWh, tính theo giá cũ (trước khi điều chỉnh vào 20/3) là 577.000 đồng. Hộ gia đình dùng tăng lên 350 kWh trong tháng gần nhất, số tiền phải trả là 767.000 đồng, cao hơn mức cũ 200.000 đồng, tương ứng tăng 33%.

Trường hợp ở cùng một mức giá mới, hộ gia đình dùng 300 kWh phải trả 625.000 đồng; nếu tăng dùng lên 350 kWh, số tiền phải trả là 767.000 đồng, nghĩa là tăng khoảng 140.000 đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp lượng điện tăng đột biến mà nhu cầu thực tế không thay đổi, khách hàng có thể trực tiếp yêu cầu điện lực ở địa phương kiểm tra. Chỉ cần gọi tổng đài chăm sóc khách hàng của điện lực địa phương để yêu cầu nhân viên xuống trực tiếp kiểm tra công tơ, các thiết bị điện…

Theo Zing.vn

Related Posts

Công ty TNHH Xây Dựng Điện Xuân Bách đã thực hiện thi công rất nhiều công trình điện phân bố rãi khắp các tỉnh thành trên cả nước và được rất nhiều chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng và tiến độ thi công.


107 Phó Đức Chính,
Bình Thạnh, Hồ Chí Minh